Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.Ở Việt Nam, khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, nếu không có can thiệp sớm, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành. Tại Hải Dương, tỷ lệ hút thuốc lá cao ở nam giới chiếm 40,7%. Trong đó, độ tuổi hút thuốc là 41 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ 93,7%, từ 18-25 tuổi 17,9%. Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, không những ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan chức năng khác. Hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ngoài ra hút thuốc lá còn làm tăng nhiễm virut, vi khuẩn, lao phổi…Những người hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc ung thư tăng gấp 25 lần so với người không hút thuốc lá, ngoài ung thư phổi thì còn có thể mắc ung thư hô hấp trên như miệng, thanh quản, dạ dày, đại tràng… Theo Th.S, bác sĩ Trần Thị Hoài Thanh - Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, việc điều trị bệnh lý mãn tính do hút thuốc lá thường trong thời gian dài, nhiều đợt gâyra suy giảm về sức khoẻ. Đặc biệt, việc điều trị ung thư do thuốc lá gặp rất nhiều khó khăn, những phương pháp điều trị nhiều tác dụng phụ. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người hít phải không khí có khói thuốc lá. Đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn tới phụ nữ mang thai và trẻ em. Khói thuốc lá làm chậm sự phát triển của em bé, gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé, làm tăng nguy cơ dị tât bẩm sinh… .jpg)
Cán bộ y tế tại TYT xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ tuyên truyền về luật phòng chống THTL Trong những năm trở lại đây, việc tuyên truyền tác hại của thuốc lá và Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (THTL) được triển khai rộng rãi và thường xuyên, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới có giảm nhẹ, tuy nhiên một bộ phận nhận thức của người dân chưa hiểu biết rõ về tác hại của thuốc lá. Tỉnh Hải Dương đã có nhiều hành động, giải pháp thiết thực, là một trong những tỉnh tham gia dự án Phòng chống tác hại thuốc lá của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn gặp không ít khó khăn, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá mới được một số ít ngành quan tâm đẩy mạnh, chưa thật sự chú trọng đến công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, viên chức, người lao động. Bên cạnh đó, cần tăng cườngcác hoạt động kiểm tra việc thực hiện quy định cấm quảng cáo, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức, bao gồm cả hình thức giới thiệu, quảng cáo trên mạng internet. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bán thuốc lá như: không bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc, không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại các đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá. Kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp. Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá và các quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Trong đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu...Để giảm tác hại của thuốc lá và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tác hại thuốc lá, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể. Hơn hết là ý thức của xã hội trong việc chung tay làm giảm tác hại của thuốc lá trong cộng đồng. Hồng Vân |