LIÊN KẾT WEBSITE
 
 
 
LƯỢT TRUY CẬP
 
 
 Hôm nay2392 
 Hôm qua4096
 Tuần này9901 
 Tất cả6491136 
IP: 44.200.171.156
 
 
PHÁT THANH
Y tế dự phòng
Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững
(Cập nhật: 21/08/2022)
 

Sáng 21-8, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Hội nghị được kết nối tới các tỉnh, thành phố trên cả nước.

 

Dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương có đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị và đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

 

Phó  Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Hùng cùng đại diện các sở ngành liên quan tham dự hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trong suốt thời gian qua đã góp phần quan trọng cùng cả nước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo tiền đề cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, phát biểu tại hội nghị

 

Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế của ngành như tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế chưa được xử lý nhanh; thu nhập của cán bộ y tế, quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế còn bất cập; nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi gây bức xúc xã hội. Thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn của ngành y tế, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ quyết tâm đồng hành với ngành để tháo gỡ, qua đó tạo điều kiện để ngành thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

 

Thủ tướng đề nghị ngành y tế cần tiếp tục thấm nhuần quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, “thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu”; làm việc phải thực chất, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Phải tiếp cận phát triển ngành y tế một cách tổng thể, toàn diện cả y tế công lập và y tế tư nhân. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế đều phải khắc ghi và hành động theo lời dạy của Bác Hồ và 12 điều y đức khi làm nhiệm vụ; không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường y đức, làm giàu y lý, nâng cao y thuật, đoàn kết, chung sức, đồng lòng với mục tiêu tất cả vì người bệnh. Triển khai các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, ứng phó hiệu quả với những vấn đề phát sinh, chủ động trong việc kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu không để dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.

 

Thủ tướng yêu cầu, Bộ Y tế tập trung xây dựng Đảng bộ Bộ Y tế trong sạch, vững mạnh; tập trung kiện toàn bộ máy của bộ và các cấp; khẩn trương rà soát, nghiên cứu, kịp thời hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách y tế cho cả trước mắt và lâu dài; tăng cường công tác phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực gắn với đó là tăng cường kiểm tra, giám sát.

 

Bộ Y tế tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước; nghiên cứu nhanh, từng bước giao một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cho địa phương quản lý; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ ngành y tế, hạn chế tình trạng nghỉ việc, chuyển việc; có các chính sách ưu đãi đặc thù ngành; các chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ. Quan tâm phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng kết hợp ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ. Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện; khẩn trương rà soát các quy định về xã hội hóa, hợp tác công - tư, phát triển y tế tư nhân; sớm hoàn thành phương án thực hiện chủ trương tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, cơ quan cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, trước mắt là xử lý các vấn đề cấp bách như mua sắm, đấu thầu, đầu tư, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên ngành Y tế…; đồng thời phối hợp tham gia xây dựng thể chế, chính sách y tế.

 

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và Nhân dân tiếp tục đồng hành, quan tâm, chia sẻ, ủng hộ ngành y tế, góp phần đưa ngành phát triển nhanh và bền vững, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ cao cả chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng và Nhân dân ấm no, hạnh phúc.

 

Trong hơn 2 năm qua kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu đã có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành y tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách do đại dịch COVID-19 để thực hiện kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đạt được những kết quả tích cực và quan trọng.

 

Nhận định công tác y tế thời gian tới cần tập trung giải quyết cả những tồn tại trước mắt như đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh cấp phép thuốc, trang thiết bị y tế ….; song song với đó là giải quyết các vấn đề mang tính lâu dài như hoàn thiện thể chế, chính sách; đổi mới tài chính y tế; đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở… ngành y tế các cấp từ Trung ương đến địa phương sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với tinh thần trách nhiệm, vì sức khỏe nhân dân.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý có những vấn đề đang nổi cộm hiện nay, như: Tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập. Công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản pháp luật vẫn còn chậm, thiếu linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý và thực tiễn. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế cục bộ tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của phần lớn cán bộ y tế; chưa tương xứng nếu so sánh với quá trình đào tạo và với các ngành, lĩnh vực khác. Tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở một số địa phương không đạt tiến độ, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng ở các cấp, các ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt. Hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở...

                                                                                           Hải Hà

 
Các bài liên quan
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đậu mùa khỉ (11/08/2022)
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết nội địa. (10/08/2022)
Khuyến cáo phòng, chống bệnh Cúm mùa (08/08/2022)
Nâng cao chất lượng chăm sóc mắt cho học sinh (05/08/2022)
Những điều cần lưu ý về bệnh đậu mùa khỉ (27/07/2022)
 
Quay lạiXem tiếp