LIÊN KẾT WEBSITE
 
 
 
LƯỢT TRUY CẬP
 
 
 Hôm nay2429 
 Hôm qua4096
 Tuần này9938 
 Tất cả6491173 
IP: 44.200.171.156
 
 
PHÁT THANH
Dân số-KHHGĐ
Đẩy mạnh sàng lọc trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số
(Cập nhật: 12/05/2020)
 

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS và SS) được xem là phương pháp can thiệp hiện đại giúp chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh của trẻ, nâng cao chất lượng dân số. Thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã thường xuyên triển khai các hoạt động SLTSvà SS mang lại những chuyển biến tích cực. 


Thực hiện SLTS và SLSS tốt sẽ giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Đặc biệt, SLTSvà SLSS nhằm phát hiện kịp thời những bệnh tật bẩm sinh để không sinh ra những em bé dị tật làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. 


Tư vấn cho phụ nữ  có thai về các biện pháp phòng bệnh thường gặp trong thai kỳtại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Ông Nguyễn Văn Sai, Chi cục trưởng Chi cục dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết: Ngay từ khi Đề án được triển khai, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã nhanh chóng tham mưu Sở Y tế chỉ đạo cho các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với Chi cục Dân số ký kết hợp đồng trong việc triển khai Đề án. Đến nay đề án tiếp tục được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn nhằm  phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi giúp điều trị sớm các dị tật bẩm sinh hoặc chấm dứt thai kỳ. Phát hiện một số bệnh rối loạn chuyển hóa được điều trị kịp thời nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các di chứng của bệnh nhờ đó trẻ có thể phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, chi cục còn phổ biến, cung cấp các thông tin cơ bản về chương trình SLTS và SLSS cho các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.  Thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: viết và phát trên đài phát thanh tỉnh, huyện, xã và cung cấp phát các sản phẩm truyền thông; phóng sự... Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; truyền thông lồng ghép tới người dân; tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai, sản phụ và đối tượng liên quan về lợi ích của SLTS và SS.Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các các bộ trực tiếp làm chuyên môn, kỹ thuật cho các bác sỹ làm siêu âm trong lĩnh vực sản khoa và hộ sinh, y sĩ sản nhi các tuyến để thực hiện SLTS, SLSS.  Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, các nội dung mới…và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho cán bộ tham gia chương trình sàng lọc SLTS, SLSS các tuyến.


Kết quả, đến nay về công tác sàng lọc trước sinh đã phát hiện 177 trường hợp nghi ngờ, trong đó: 36 trường hợp hội chứng Down, 05 dị tật ống thần kinh và 61 trường hợp là các dị tật khác như bất thường nhiễm sắc thể, dị tật chân tay, sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy. Sàng lọc sơ sinh phát hiện nghi ngờ 9.246 trường hợp, trong đó: thiếu men G6PD là 184 trường hợp và suy giáp trạng bẩm sinh là 01 trường hợp và 04 mang thể Hemoglobin E. Phối hợp với Bệnh viện Nhi TW tổ chức khám sàng lọc khiếm thính cho > 5.000 trẻ em ở một số trường mẫu giáo và mầm non. Do đó tỷ lệ sàng lọc trước sinh: tăng từ 30% năm 2015 lên 69,5, năm 2019 là 70% đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: tăng từ 6% từ năm 2015 lên 20,1% tháng 8/2019, năm 2019 là 23% không đạt chỉ tiêu kế hoạch.


Tuy nhiên, hiện nay công tác SLTS và SS còn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt thấp và không đạt chỉ tiêu kế hoạch, nguyên nhân: Việc triển khai xã hội hóa về sàng lọc sơ sinh còn chậm (một số đơn vị chưa quan tâm nhiều), công tác tư vấn còn yếu và sự phối hợp chưa tốt), bên cạnh đó, một số người dân thực sự vẫn chưa hiểu rõ một cách cặn kẽ về SLTS&SLSS, để triển khai có hiệu quả người truyền thông phải đưa ra những khái niệm cơ bản để người dân hiểu như: SLTS&SLSS là gì? Đặc biệt, tư vấn làm sao để mọi người dân hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của việc SLTS&SLSS, cụ thể: Đối với trẻ sơ sinh và gia đình: Ý nghĩa của SLTS&SLSS góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ; đối với xã hội, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.


Cũng theo ông Nguyễn Văn Sai, để công tác SLTS và SLSS trong thời gian tới đạt hiệu quả, từng bước góp phần vào nâng cao chất lượng dân số, trước tiên cần phải tập trung tuyên truyền cho mọi người dân hiểu sâu sắc về lợi ích của việc này. Trên cơ sở tăng cường phối hợp thực hiện với các đơn vị trong ngành (Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện phụ sản tỉnh và 12 Trung tâm Y tế...), Trung tâm sàng lọc trung ương và nhà cung cấp dịch vụ sàng lọc sơ sinh. Ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2025 trên 60% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; trên 70% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. 

 

                                                                                     Hải Hà


 
Các bài liên quan
Cẩm Giàng hưởng ứng ngày Tan máu bẩm sinh thế giới 08/5 (08/05/2020)
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng (27/03/2020)
Tứ Kỳ thực hiện tốt công tác dân số. (25/01/2020)
Đồng hành cùng sự nghiệp Dân số và Phát triển vì sự phồn vinh của đất nước (07/01/2020)
Chí Linh đẩy mạnh truyền thông nâng cao chất lượng dân số. (06/01/2020)
 
Quay lạiXem tiếp