LIÊN KẾT WEBSITE
 
 
 
LƯỢT TRUY CẬP
 
 
 Hôm nay2244 
 Hôm qua4096
 Tuần này9753 
 Tất cả6490988 
IP: 44.200.171.156
 
 
PHÁT THANH
Y tế dự phòng
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
(Cập nhật: 15/08/2017)
 

Theo Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh, 7 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã có trên 1.400 trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, trong đó đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại, là bệnh nhân 48 tuổi, ở xã Bắc An (Chí Linh), tử vong do chó dại cắn vào tháng 6, không tiêm vắc xin dại. Hiện nay, nhiều người dân chưa nhận thức được sự nguy hiểm của việc bị chó dại cắn và có những cách xử lý rất sai lầm. Nhiều người chọn cách uống thuốc nam hoặc dùng những cách dân gian để kiểm tra virus dại và tự đắp lá chữa trị. Do đó, khi lên cơn dại, 100% đều tử vong.

Bên cạnh đó, việc dùng dầu gió, dầu hỏa cho vào vết thương cũng rất nguy hiểm. Xử lý vết thương khi bị chó dại cắn rất quan trọng. Nếu xử lý đúng, có thể giảm tới 30% nguy cơ phát dại. Rửa bằng nước sạch và xà phòng là nguyên tắc quan trọng nhất khi bị cắn, sau đó chuyển đến cơ sở y tế. Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus dại cao đều  có thể tiêm vắc xin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính... cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra. Về phía người dân, cần thay đổi quan niệm, không phải những trường nghi bị dại mới đi tiêm vắc xin dại. Do đó, bất cứ ai khi bị súc vật cắn, hoặc bị liếm vào vết xây xước phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

 

Tiêm phòng vắc xin phòng chống bệnh dại cho người dân bị chó, mèo cắn tại Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh.

Để phòng chống bệnh dại, ngày 4/8, UBND tỉnh vừa có Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại. Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở phối hợp thực hiện công tác phòng chống bệnh dại, cung cấp thông tin với cơ quan thú y về số người bị súc vật cắn phải tiêm dự phòng, ca bệnh dại trên người. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn hoặc khi có ca bệnh dại trên người.

 

Các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo UBND cấp xã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh dại ở người và động vật. Hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện đầy đủ các quy định về nuôi chó và các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống bệnh dại. Rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó ở từng thôn, khu dân cư, lập sổ quản lý theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin dại triệt để trên đàn chó. Yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành việc xích nhốt và tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi theo quy định; công khai các hộ nuôi chó không chấp hành quy định về tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn chó nuôi (theo 2 vụ chính vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm) và tiêm vắc xin bổ sung cho đàn chó, mèo mới lớn đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, kiên quyết xử lý những con chó chưa được tiêm phòng vắc xin và xử lý chó nuôi thả rông theo đúng các quy định. Giám sát tình hình dịch bệnh đến từng hộ nuôi chó, nếu phát hiện có chó nghi mắc bệnh dại phải báo cáo với cơ quan chuyên môn, đồng thời triển khai ngay các biện pháp chống dịch theo quy định. Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại. Công khai địa chỉ các cơ sở y tế trên địa bàn và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được phép hoạt động khám và điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo hệ thống thú y nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó; tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để ca bệnh dại động vật, hướng dẫn xử lý y tế kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho người bị chó, mèo nghi dại cắn...

                                                                                  Hải Hà


 
Các bài liên quan
Giám sát chặt chẽ người đến từ vùng dịch (11/08/2017)
Công bố xóa ổ dịch sốt xuất huyết tại Thanh Hà (11/08/2017)
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết (11/08/2017)
Thêm 11 ca nghi mắc sốt xuất huyết. (11/08/2017)
Kinh Môn tăng cường công tác phòng chống suy dinh dưỡng (07/08/2017)
 
Quay lạiXem tiếp