Ngày 28.7 hàng năm được lấy là ngày Thế giới phòng chống viêm gan. Việc tiêm phòng vaccine và khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm là biện pháp hiệu quả nhấtđể kiểm soát bệnh tránh biến chứng xơ gan, ung thư gan. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh đang quản lý trên 1400 bệnh nhân mắc viêm gan virus, trong đó phần lớn là viêm gan Virus B và C. Trung bình mỗi ngày tại phòng khám bệnh viện có trên 50 người dân đến khám và điều trị. Bệnh viện đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cho việc xét nghiệm, siêu âm, Fibroscan xác định viêm gan, xơ gan, ung thư gan… 
Áp dụng kỹ thuật Fibroscan đánh giá độ xơ hóa gan Bác Nguyễn Thị T, 55 tuổi ở xã Quang Thành, Thị xã Kinh Môn, rất hiếm khi đi khám sức khỏe định kỳ. Do tâm lý chủ quan bị mắc tiểu đường nên thấy biểu hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ăn không ngon, miệng đắng bác T cũng bỏ quan. Gần 6 tháng với triệu chứng trên, cơ thể mệt nhiều hơn bác T mới quyết định đi đến Trung tâm Y tế thị xã Kinh Môn khám bệnh. Uống thuốc điều trị tại nhà 10 ngày sau đó Trung tâm đã chuyển bác T lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới khám và điều trị. Sau khi được các Bác sĩ tại Bệnh viện thăm khám, bác T được chẩn đoánmắc viêm gan virus B mạn tính đã có biến chứng xơ gan. Sau gần 2 tháng điều trị ngoại trú và điều trị bằng thuốc kháng virus sức khỏe của bác T đã ổn định, bụng bớt căng, cảm giác ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn tuy nhiên cơ thể vẫn thấy mệt. Bác T cảm thấy áy náy vì không đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ khi có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sức khoẻ sa sút mới đến khámtừ đó mới thấy được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan virus. May mắn hơn bác T, chị Bùi Khánh L, 24 tuổi ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà được phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm gan virus B. Do gia đình có người mắc viêm gan B, năm 2019 chị L đã chủ động đi khám và phát hiện bệnh, thời điểm đó chị L có chỉ định phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Việc dùng thuốc đều đặn theo định kỳ đã kiểm soát được tải lượng virus viêm gan ở mức dưới ngưỡng phát hiện. Ngày 21.7, chị L đến tái khám định kỳ với tình trạng sức khỏe tốt, các chỉ số xét nghiệm máu và chỉ số đo độ xơ hoá gan ở mức bình thường, hiện tại sức khoẻ của chị hoàn toàn ổn đinh…Với kết quả này chị sẽ dự định sinh con ở giai đoạn tới. Việc kiểm soát tốt tải lượng virus viêm gan B của chị L sau 3 lần liên tiếp theo quy định, thời gian tới chị có thể tạm ngừng điều trị thuốc và theo dõi sức khỏe định kỳ. 
Lấy mẫu máu xét nghiệm định kỳ cho chị Bùi Khánh L Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chia sẻ: “Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan đặc biệt là viêm gan virus B cao. Ước tính tỷ lệ chung của cả nước 15-20% dân số cả nước nhiễm virus viêm gan B. Với con số này Hải Dương có dân số khoảng 2 triệu người sẽ có tối thiểu khoảng trên 200.000 người mắc viêm gan B. Hiện toàn tỉnh có 3 đơn vị quản lý và điều trị bệnh viêm gan do virus với khoảng 3600 người mắc đó là: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (1400 người), Bệnh viện Đa khoa tỉnh (1700 người) và Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế (200 người). Con số người mắc viêm gan virus được quản lý còn rất ít so với số người mắc trong thực tế. Virus viêm gan có 5 loại gây bệnh chính, đó là vi rút A, B, C, D và E. Các loại vi rút này gây bệnh cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, khả năng lây không có giới hạn. Trong 5 loại vi rút viêm gan này, vi rút viêm gan B và C có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Vi rút viêm gan B và C nếu không được phát hiện sớm sẽ làmột trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan virus B, C tiến triển âm thầm nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua triệu chứng. Khi đến cơ sở y tế bệnh nhân thường đã có triệu chứng ảnh hướng tới sức khỏe như: mỏi mệt, miệng đắng, bụng đầy, ăn không khon, ngủ không sâu, vàng da, vàng mắt….Ở thời điểm này bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm chuyển sang giai đoạn xơ gan và thậm chí ung thư gan. Bác sĩ Thọ khuyên người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao như: người mắc bệnh mạn tính suy giảm miễn dịch, gia đình có người mắc viêm gan B,C, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV, quan hệ tình dục không an toàn, dùng kim tiêm chung…Tất cả các trẻ nhỏ sinh ra đều phải thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B ngay sau khi sinh ra trong vòng 24 giờ. Đối với những người có triệu chứng bệnh lý về gan như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đi tiểu màu vàng, da và mắt vàng cần đến cơ sở y tế sớm để khám phát hiện điều trị bệnh kịp thời. Đức Thành |